Vệ sinh cơ quan sinh dục

Vệ sinh cơ quan sinh dục

  1. 10 sai lầm về vệ sinh cơ quan sinh dục nữ
  2. Cẩm nang vệ sinh “vùng kín” đúng cách cho chị em
  3. 5 vấn đề thường gặp ở vùng kín
  4. Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách
  5. Bộ phận sinh dục nam – Các vấn đề thường gặp

*** (1) ***

10 sai lầm về vệ sinh cơ quan sinh dục nữ

Phụ nữ rất hay gặp vấn đề với vùng tam giác của mình do nhiều nguyên nhân: vệ sinh không đúng, hay chăm sóc quá kỹ… Giải pháp cho bạn đôi khi rất đơn giản và dễ chịu.

1. Mặc quần áo chật, chỉ chú trọng tính năng “đẹp”

Tam giác vàng là vùng đặc biệt, sự hạnh phúc của đời sống gối chăn, chức năng sinh sản đều chịu ảnh hưởng từ vùng này. Hơn nữa, vùng kín sạch sẽ, khỏe mạnh sẽ đem đến cảm giác nữ tính và tự tin trong cuộc sống cho chị em phụ nữ.

Trên thực tế, một số người vì “phụ thuộc” quá nhiều vào phong cách ăn mặc thời trang đã vô tình làm cho vùng tam giác trở nên bức bí, khó chịu và nảy sinh ra nhiều vấn đề ngoài tầm kiểm soát.

Mặc quần áo quá chật, bó sát, chọn quần lót theo yếu tố thẩm mỹ (màu sắc, kiểu dáng) hơn thiên về chất liệu là thói quen không tốt đầu tiên ảnh hưởng đến “cô bé”. Quần áo quá chật, chất liệu không thấm hút mồ hôi làm cho vi khuẩn tích tụ, dễ gây bệnh phụ khoa và xuất hiện mùi khó chịu ở khu vực này.

Chăm sóc vùng kín đúng cách sẽ mang lại sự tự tin cho bạn

Giải pháp: Ưu tiên chọn đồ lót theo thứ tự: Chất liệu -> kích cỡ -> kiểu dáng -> màu sắc. Hạn chế những trang phục quá ôm sát, nhất là vào thời tiết mùa hè. Nếu có làn da nhạy cảm, bạn nên tránh xa những loại quần lót bằng ren, thun lạnh, ưu tiên cho chất liệu cotton và lụa.

2. Dùng xà bông hoặc sữa tắm

Sữa tắm và nhất là xà bông có nhiều chất tẩy rửa như kiềm, cồn trong khi làn da vùng kín nhạy cảm hơn những vùng da khác, dễ bị kích ứng. Dùng xà bông, sữa tắm rửa có thể làm khô da, mất cân bằng độ pH tự nhiên và tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm phát triển.

Giải pháp: Chỉ cần dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ rửa vùng kín một lần mỗi ngày, những lần khác chỉ cần rửa bằng nước sạch, hơi ấm thì càng tốt.

Dùng xà bông có thể làm khô da, mất cân bằng độ pH tự nhiên. Ảnh minh họa

3. Rửa bằng nước quá nóng hay quá lạnh

Rửa bằng nước nóng hay nước quá lạnh có thể đem đến sự dễ chịu nhất định ngay tức khắc nhưng thường nước nóng dễ làm khô da, nước quá lạnh thì dễ gây kích thích ở nơi này.

Giải pháp: Dùng nước ấm vào mùa lạnh và nước bình thường vào mùa hè.

4. Thụt rửa sâu

Nhiều phụ nữ có thói quen vệ sinh sâu bên trong vùng kín. Sự quá sạch sẽ không cần thiết này vô tình làm mất đi độ ẩm tự nhiên của “vùng cấm địa”. Kéo dài trong một thời gian, bạn dễ nhận thấy “cô bé” trở nên khô, ngứa và thậm chí đau rát.

Giải pháp: Vệ sinh thật kỹ vùng phía ngoài gồm âm hộ và môi. Phần kín nằm sâu bên trong thật ra đã được bảo vệ và luôn sạch, không cần phải thụt rửa sâu vào vùng này.

5. Lau chùi không đúng cách sau khi đi vệ sinh

Lau từ sau ra trước là một động tác nguy hiểm vì mang vi khuẩn từ vùng hậu môn và chất thải vào vùng kín nhưng khá nhiều phụ nữ mắc phải thói quen này, bởi vì nó “tiện tay”. Hoặc có người vệ sinh rất kỹ, dùng vòi xịt để vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện hay tiểu tiện nhưng cũng xịt nước từ sau ra trước, kết quả vùng kín có nguy cơ nhiễm vi khuẩn.

Giải pháp: Luôn ghi nhớ lau chùi/xịt từ trước ra sau.

6. Lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc nước lá

Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhiều lần hàng ngày, không pha loãng trước khi rửa… là những sai lầm hay gặp phải của phụ nữ. Sau một thời gian, vùng kín dễ bị khô, ngứa rát. Hoặc bạn ưa dùng nước lá trà xanh để làm sạch như kinh nghiệm dân gian truyền tai? Thực tế, chất tanin trong trà có tính tẩy rất mạnh, nếu rửa hàng ngày nhiều lần có thể gây mất cân bằng độ pH tự nhiên, làm khô da.

Giải pháp: Pha loãng dung dịch vệ sinh phụ nữ chứ không để vùng kín tiếp xúc trực tiếp với dung dịch chưa được pha loãng. Tương tự với nước trà xanh, dùng loãng và dùng lá trà có nguồn gốc tốt, đảm bảo không bị phun thuốc trừ sâu.

7. Sạch quá hóa bệnh

Đó là thói quen rửa vùng kín quá nhiều lần trong ngày, không cần thiết và gây ra tình trạng đau rát.

Giải pháp: Chỉ cần vệ sinh vùng kín với nước 2 lần/ngày và sau khi đại tiện. Dùng khăn giấy thấm sạch nước tiểu sau khi đi tiểu tiện, và lau từ trước ra sau.

8. Sử dụng khăn giấy thơm để lau

Khăn giấy ướt sử dụng một lần thường có mùi thơm hương liệu và chất khử trùng, không thích hợp dùng cho vùng kín nhưng lại được nhiều phụ nữ yêu thích do có mùi thơm. Đây là một cách chăm sóc sai lầm nữa dành cho vùng kín.

Giải pháp: Luôn trang bị sẵn giấy vệ sinh/khăn giấy không quá nhiều mùi để dùng khi đi xa hay đến những nơi công cộng.

9. Không dọn dẹp “cỏ”

Một số chị em có vùng kín rất rậm rạp, mồ hôi tích tụ nhiều gây ra tình trạng viêm nang lông, nổi mụn vùng kín, khó chịu khi đến chu kỳ…

Giải pháp: Dọn dẹp bớt bằng cách tỉa hay wax an toàn để vùng kín được thoáng sạch.

10. Dùng băng vệ sinh hàng ngày

Nhiều quý cô cho rằng dùng băng vệ sinh hàng ngày là một cách giữ sạch sẽ. Nhưng thật ra đây là việc không cần thiết, nếu “cô bé” vẫn khô ráo, sạch sẽ thì việc trợ giúp từ băng vệ sinh đôi khi lại là phản ứng ngược, khiến vùng này bí và dễ có mùi hơn.

Giải pháp: Đi khám phụ khoa nếu có vấn đề như huyết trắng ra nhiều, không nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày như một giải pháp.

Hải My

Nếu có một vấn đề về phụ khoa, bạn hãy đến khám ở:TP.HCM:– Bệnh viện Từ Dũ: 284 Cống Quỳnh, Q.1. ĐT: (08) 3404 2960- Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương: 128 Hồng Bàng, Q.5. ĐT: (08) 3855 8532Hà Nội: – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: 929 Đê La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (04) 3834 3432
*** (2) ***
  • Sau khi quan hệ, chỉ cần lau bằng giấy vệ sinh khử trùng, hoặc rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch.

Tìm hiểu thông tin về sức khỏe giới tính và tình dục, nhiều người đọc được thông tin cần rửa sạch vùng kín trước khi quan hệ và sau khi quan hệ vài giờ phải rửa lại vùng kín bằng xà phòng. Thông tin này không sai, nhưng cũng chưa hoàn toàn chính xác.

  • Vệ sinh hàng ngày

Nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng nước sạch, hay dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ nếu có chỉ định của bác sĩ phụ khoa. Nếu bạn không có bệnh phụ khoa hoặc những vấn đề sức khỏe liên quan, thì bạn chỉ cần vệ sinh vùng kín bằng nước sạch là được.

Thao tác đúng khi vệ sinh vùng kín là rửa sạch phần âm hộ bằng nước sạch, sau đó đến phần vệ sinh hậu môn. Nhiều người theo thói quen đưa tay rửa từ trước ra sau thường dễ đưa những vi trùng, chất bẩn từ hậu môn vào cửa mình, một trong những nguyên nhân gây nhiễm âm đạo và nhiễm trùng đường tiểu.

Khi rửa bên ngoài, nên chú ý rửa các kẽ, các nếp gấp của các mép âm hộ. Không thụt nước vào trong âm đạo. Thay quần lót ít nhất 2 – 3 lần mỗi ngày hay nhiều hơn đối với những phụ nữ có tật tiểu són hay đi tiểu chưa hết. Nhiều người có thói quen dùng băng vệ sinh hằng ngày, nhưng bạn chỉ nên dùng trong những ngày gần đến chu kỳ kinh để tránh sự ẩm ướt nhiều, gây khó chịu.

Nếu bạn vẫn muốn dùng thường xuyên, chú ý nên thay băng khoảng 4 tiếng một lần để đảm bảo vệ sinh.

Cẩm nang vệ sinh “vùng kín” đúng cách cho chị em
  • Vệ sinh kinh nguyệt

Khi “thấy tháng”, mỗi ngày phải thay băng vệ sinh ít nhất 3 lần, rửa sạch cửa mình bằng nước sạch hay nước rửa vệ sinh phụ nữ. Nên tắm, rửa trong thư thế đứng hoặc ngồi, tránh sử dụng bồn tắm trong những ngày này. Tránh quan hệ mà không có biện pháp bảo vệ 2 – 3 ngày trước khi hành kinh và sau khi sạch kinh.

  • Vệ sinh khi mang thai

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín và khu vực xung quanh, săn sóc núm vú và vú bằng cách lau sạch khu vực này với bông thấm nước đun sôi để nguội. Thay quần áo lót thường xuyên. Tránh mặc quần áo bó sát người.

  • Vệ sinh khi sinh

Vệ sinh bộ phận sinh dục, nhất là âm hộ là việc được quan tâm bậc nhất của sản phụ và của các nữ hộ sinh sau khi sinh. Phải rửa âm hộ 3 lần mỗi ngày và thay băng vệ sinh. Rửa bên ngoài cửa mình bằng nước ấm, sạch, không thụt nước vào trong âm đạo.

Săn sóc vết mổ do cắt tầng sinh môn, giữ cho vết khâu luôn luôn được khô. Nên kiêng giao hợp trong 6 tuần lễ đầu sau khi sinh. Chú ý vệ sinh 2 đầu vú bằng nước sạch trước và sau khi cho con bú.

  • Vệ sinh khi quan hệ

Phải rửa sạch bằng nước sạch bộ phận sinh dục. Nam nên dùng xà phòng, riêng nữ khi rửa cửa mình tốt nhất là dùng nước sôi để nguội, rồi thấm khô bằng giấy vệ sinh được khử trùng, nếu không có thể rửa sạch bằng nước sạch là được. Tránh dùng loại dung dịch vệ sinh phụ nữ.

Xà phòng, sữa tắm có thể chứa nhiều chất sát khuẩn sẽ tiêu diệt một số vi khuẩn tốt tại vùng kín. Ảnh: Inmagine

Sau khi quan hệ chỉ cần lau bằng giấy vệ sinh khử trùng, hoặc rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch. Tuyệt đối không rửa, bơm, thụt tháo, hay lấy tay moi móc chất nhờn tinh dịch hay dịch tiết âm đạo ra, nếu quan hệ bằng bao cao su thì lại càng an toàn hơn.

Vệ sinh vùng kín bằng xà phòng là sai lầm, vì xà phòng hay sữa tắm có thể có chất tẩy rửa mạnh, ảnh hưởng đến môi trường cân bằng vốn có của vùng kín. Tránh giao hợp trong thời gian hành kinh vì dễ bị nhiễm khuẩn. Nam giới có nhiều bạn tình hoặc biết mình bị bệnh lây qua đường tình dục thì không nên quan hệ để đảm bảo sức khỏe cho mình và bạn tình. Nếu không kiềm chế được thì phải sữ dụng biện pháp an toàn khi quan hệ.

Kết thúc giao hợp là một hỗn hợp pha trộn giữa tinh dịch của nam giới và dịch âm đạo của người phụ nữ. Hỗn hợp này là một môi trường có rất nhiều chất dinh dưỡng, kích thích tố… để nuôi dưỡng tinh trùng, trứng và hỗ trợ cho việc thụ thai. Hỗn hợp này nằm trong âm đạo, một ít trong tử cung và trong một thời gian sau đó các cơ vòng âm đạo sẽ co bóp tống xuất hỗn hợp này ra ngoài.

Hỗn hợp này mất vệ sinh hay tinh sạch là tùy theo nhận xét của mỗi phụ nữ. Tuy nhiên, cần lưu ý là thuốc rửa phụ khoa không phải thuốc trị bệnh, chỉ là một dạng nước tẩy rửa dành riêng cho việc làm vệ sinh vùng sinh dục, không nên dùng để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Một số thành phần hóa chất trong nước rửa này có thể gây viêm âm đạo và việc thụt rửa có thể gây nhiễm trùng lan rộng.

Đảm bảo vệ sinh vùng kín của cơ thể hàng ngày và sau khi quan hệ là điều cần thiết, tuy nhiên bạn cần tìm hiểu kỹ để thực sự thực hiện đúng cách nhằm bảo vệ mình tốt nhất.

http://www.tinsoc.vn/cam-nang-ve-sinh-vung-kin-dung-cach-cho-chi-em-0454677.html

*** (3) ***

5 vấn đề thường gặp ở vùng kín

1. Thường xuyên dùng băng vệ sinh hàng ngày

Ý kiến chuyên gia: Đây là một thói quen giữ vệ sinh không tốt.Tuy nhiên, loại băng vệ sinh nào có thời hạn sử dụng vì thế nếu dùng loại hết hạn hay bảo quản không tốt thì vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào bằng cách nào đó.

Nếu thấy “vùng kín” mẩn đỏ, ngứa, có mùi lạ thì không nên dùng băng vệ sinh hàng ngày nữa vì môi trường axít có tác dụng bảo vệ tự nhiên của “cô nhỏ” đang bị ảnh hưởng.

Những e ngại thường trực gây ra nhiều hiểu lầm trong giữ vệ sinh “vùng kín

Biện pháp cải thiện: Thay vì dùng băng vệ sinh hằng ngày thì hãy thường xuyên thay quần lót.

Quần lót sau khi giặt nên phơi ở ngoài ánh nắng mặt trời. Nếu ẩm trời thì nên giặt quần lót bằng nước nóng và sấy/là trong vòng 3-4 phút là được.

Nên chọn những thương hiệu có tiếng trên thị trường, và khi nào cần dùng mới mua, ko nên mua nhiều về tích trữ vì như thế dễ bị “quá đát”.

2. Thường xuyên dùng nước rửa chuyên dụng

Ý kiến chuyên gia: Đây là một lỗi rất thường gặp ở nữ giới. Đa số chúng ta thường nghĩ rằng dùng nước rửa chuyên dụng thì “cô nhỏ” sẽ càng sạch sẽ nhưng dùng một thời gian thì có triệu chứng ngứa ở “chỗ ấy”. Đây gọi là “bệnh nhà giàu” của các quý bà.

Dùng nước chuyên dụng vệ sinh “chỗ ấy” càng nhiều thì nguy cơ bị viêm âm đạo càng cao do độ PH trong âm đạo bị thay đổi, khiến vi khuẩn có hại phát triển.

Biện pháp cải thiện: Từ góc độ an toàn, thông thường bác sỹ sẽ khuyến cáo chỉ nên dùng nước sạch để vệ sinh “vùng kín”.

Thực ra, bác sỹ biết rõ nước sạch chỉ có thể rửa sạch bụi bẩn nhưng không thể giết chết vi khuẩn. Khi sức đề kháng trong cơ thể yếu đi thì vi khuẩn có hại sẽ nhân cơ hội đó thâm nhập vào. Vì vậy, chúng ta nên căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân và dưới sự hướng dẫn của bác sỹ phụ khoa chọn cho mình một loại nước rửa bảo vệ thích hợp nhưng không nên sử dụng hàng ngày. 2 tuần một lần hoặc khi sức đề kháng thấp hoặc trong thời kỳ “đèn đỏ” sử dụng là thích hợp nhất. Chúng ta phải lưu ý không được liên tục thay đổi hay sử dụng nhiều loại nước rửa chuyên dụng có thương hiệu khác nhau.

3. Mọc mụn ở “vùng kín”

Những e ngại thường trực gây ra nhiều hiểu lầm trong giữ vệ sinh “vùng kín”

Trước đây, tôi có đọc một bài báo viết về một phụ nữ vì mọc mụn ở “vùng kín” và tốn rất nhiều tiền để chữa trị. Nhưng thực ra đó là chuyện rất bình thường.

Do “vùng kín” bị bao phủ bởi lớp lông dày rậm, rồi thời tiết khô hanh hoặc bài trừ độc tố  trong cơ thể không tốt nên dễ gây ra viêm đỏ. Những chị em có làn da dầu càng dễ nổi mụn ở vùng này. Ngoài ra, nếu cơ địa không “thích” các chất tanh, cay, nếu họ ăn vào sẽ dễ gây ra rối loạn khi bài trừ chất độc, vì vậy, vào thời tiết hanh khô như mùa thu đông thì nên ăn nhiều rau xanh va hoa quả.

Biện pháp cải thiện: Nếu xuất hiện nốt sưng đỏ, viêm thì bạn cũng không nên quá lo lắng, hãy dùng cồn I-ốt vệ sinh cho “cô nhỏ” vào buổi sáng và tối hàng ngày.
Nếu không an tâm thì hãy đến các bệnh viện lớn  để kiểm tra.

4. Viêm nhiễm do quần lọt khe

Chuyên gia phụ sản Singapore cho rằng, nếu mặc quần lọt khe thì thà không mặc gì còn hơn.

Quần lọt khe chủ yếu làm từ sợi hoá học và mặt tiếp xúc với “cô nhỏ” rất hẹp nên dễ gây ra cọ xát, tổn thương. Hậu quả là viêm nhiễm niệu đạo, dẫn đến thường xuyên đi tiểu. Dây ở phía sau mông sẽ cọ xát, ảnh hưởng đến lưu thông máu, từ đó hình thành nên mụn hoặc lở loét.

Biện pháp cải thiện: Nên mặc quần chíp bằng chất lụa hoặc cotton để thoáng khí. Không nên mặc quần lọt khe nhiều. Hạn chế mặc quần co giãn và quần Jean bó chặt, đặc biệt là nếu mặc quần chíp dây kết hợp với quần jean bó chặt thì sẽ trở thành kẻ thù của “cô nhỏ”.

5. Đau rát khi “yêu”

Ý kiến chuyên gia: “Chuyện ấy” nếu không biết cách giữ vệ sinh sạch sẽ sẽ làm cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào và đây là nguyên nhân quan trọng gây ra các chứng viêm ở “vùng kín” hoặc các bệnh phụ khoa.

Nhiều chị em tái phát bệnh chủ yếu là do “chú nhỏ” không được vệ sinh đúng cách. Điều này có nghĩa, khi bị nhiễm bệnh thì nên cả 2 vợ chồng nên cùng điều trị.

Biện pháp cải thiện:  Ngoài vệ sinh “cô nhỏ”, trước khi “yêu”, chị em nên nhắc nam giới vệ sinh “chú nhỏ” sạch sẽ.

(Theo Dân trí)

 *** (4) ***

Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách

Bộ phận sinh dục nam và nữ đều có hai chức năng là đào thải nước tiểu và hoạt động tình dục. Riêng bộ phận sinh dục nữ còn có chức năng mang thai, sinh đẻ.

Dù là giới nào, đối với loài người, bộ phận sinh dục luôn được giữ gìn kín đáo, được che đậy bằng các loại quần, váy phù hợp với đặc điểm dân tộc, lứa tuổi và hoàn cảnh sinh sống của gia đình.

Dù là nam hay nữ, bộ phận sinh dục của cả hai giới này đều nằm ở phía trước chậu hông, giữa hai đùi và cận kề với hậu môn là nơi đào thải phân của bộ máy tiêu hóa ở phía sau. Với những đặc điểm chung như vậy, việc chăm sóc, gìn giữ vệ sinh cho bộ phận sinh dục ngay từ khi còn nhỏ đã là việc rất cần thiết, đòi hỏi sự hiểu biết đầy đủ của các bậc phụ huynh và bản thân các em để luôn giữ được sạch sẽ và tránh được các thương tổn do không giữ được vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày.

Vệ sinh bộ phận sinh dục nam

Bộ phận sinh dục nam bề ngoài có dương vật, phía dưới dương vật là bìu bên trong chứa hai tinh hoàn và từ mỗi tinh hoàn có ống dẫn tinh đi lên ổ bụng qua ống bẹn nối với hai túi tinh và thông ra niệu đạo nằm ở trong và phía dưới của dương vật. Niệu đạo lại thông với bàng quang để dẫn nước tiểu ra ngoài khi tiểu tiện (đi đái). Như vậy niệu đạo vừa là đường thải nước tiểu vừa là đường dẫn tinh dịch được túi tinh bơm ra khi giao hợp.

Do cấu tạo của bộ phận sinh dục nam như vậy nên ổ bụng của nam giới không thông với bên ngoài và do cấu tạo về hình thể như thế bộ phận sinh dục nam ít khả năng bị nhiễm khuẩn hơn ở nữ. Điều nên lưu ý là khi còn nhỏ, dương vật còn bé, lớp da bọc ngoài che kín đầu dương vật nhưng khi lớn lên, dương vật phát triển, lớp da bọc ngoài dần dần thu ngắn lại làm cho đầu dương vật lộ dần ra. Trường hợp lớp da bọc quá dài và khó lộn đầu dương vật ra thì cần sự can thiệp của thày thuốc để cắt bao da này cho quy đầu lộ ra.

Điều này rất cần thiết để giữ quy đầu được sạch sẽ, không bị đọng các chất cặn trắng dưới lớp da dễ gây nhiễm khuẩn và có nguy cơ gây ung thư dương vật sau này. Ở một số nước có phong tục cắt bao quy đầu cho trẻ ngay từ khi còn bé và người ta thấy ở những nơi này tỷ lệ người mắc ung thư dương vật rất thấp.

Từ tuổi dạy thì, ở các em nam bộ phận sinh dục lớn lên nhanh chóng và bắt đầu thỉnh thoảng có hiện tượng xuất tinh trong giấc ngủ tự nhiên hoặc có thể kèm theo giấc mơ “tình ái” (thường gọi là “mộng tinh”). Điều này hết sức bình thường ở tất cả các em trai từ tuổi dạy thì trở đi, không có gì đáng xấu hổ và lo ngại.

Việc giữ vệ sinh bộ phận sinh dục nam không phức tạp. Chỉ cần rửa sạch hàng ngày sau mỗi khi đại tiện, khi xuất tinh và khi tắm rửa

Vệ sinh bộ phận sinh dục nữ

Bộ phận sinh dục nữ có cấu trúc phức tạp, nhiều khe kẽ, ngóc ngách. Từ tuổi dậy thì trở đi bộ phận này lại thường xuyên bài tiết máu (khi có kinh) và tiết dịch từ bên trong (cổ tử cung) và cả bên ngoài (các tuyến quanh âm hộ) khiến rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn không chỉ gây bệnh ở ngoài âm hộ mà có thể lan vào trong âm đạo và lên cổ tử cung, tử cung.

Bộ phận sinh dục nữ lại thông với ổ bụng qua hai vòi tử cung (vòi trứng) vì thế nếu bị nhiễm khuẩn, mầm bệnh có thể lan vào tận trong ổ bụng rất nguy hiểm cho người bệnh. Hậu quả của viêm nhiễm tại bộ phận sinh dục nữ có thể dẫn đến tình trạng vô sinh sau này (do dính tử cung, tắc vòi trứng).

Như vậy việc giữ vệ sinh bộ phận sinh dục nữ là rất quan trọng, cần làm thường xuyên và ngay từ khi còn bé không phải chờ đến trưởng thành mới quan tâm thực hiện.

Điều quan trọng để giữ vệ sinh bộ phận sinh dục nữ cũng là việc thường xuyên rửa sạch bộ phận này. Với các bé gái còn nhỏ nên rửa ít nhất một ngày 2 lần: buổi sáng khi mới ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Khi rửa nên dùng gáo dội hoặc vòi nước cho chảy tại chỗ. Chỉ rửa phần ngoài bộ phận sinh dục, không bao giờ được cho ngón tay vào rửa bên trong âm đạo (ngay cả sau này khi các em có kinh).

Khi các em đã có kinh thì mẹ và chị lớn nên hướng dẫn các em rất cụ thể các việc cần làm để giữ vệ sinh những ngày có kinh nguyệt, cụ thể là trong những ngày này cần rửa và thay băng vệ sinh ít nhất cũng 3 đến 4 lần.

Cũng rửa bằng nước sạch và ấm (vào mùa lạnh), không ngâm trong chậu hoặc xịt nước vào trong âm đạo. Điều cần lưu ý là khi đi vệ sinh, lúc chùi các em nên chùi hậu môn theo hướng từ trước ra sau để tránh phân dính trên giấy có thể bám vào mép sau âm đạo và âm hộ ở phía trước. Khi các em còn nhỏ, gia đình không nên cho các em mặc quần thủng đít vì khi các em ngồi chơi lê la trên đất, bộ phận sinh dục có thể nhiễm bụi bặm, vi khuẩn, nấm mốc…

Từ tuổi dậy thì, việc chăm lo giữ vệ sinh bộ phận sinh dục của các em gái càng cần thiết hơn vì lúc này bộ phận sinh dục bắt đầu tiết dịch nhày từ trong cổ tử cung, âm đạo cũng như ở các tuyến quanh âm hộ. Những chất dịch tiết này thực sự không bẩn nhưng nếu không chú ý lau rửa sạch thì vi khuẩn phát triển sẽ làm các chất dịch đó có mùi hôi và khi ấy rất dễ bị nhiễm khuẩn sinh dục.

Ở tuổi vị thành niên, cần giáo dục, hướng dẫn các em, đề phòng bị lạm dụng vì tuy về tuổi chưa trưởng thành nhưng nếu các em bị lạm dụng tình dục thì vẫn có thể mang thai. Việc sử trí thai nghén bất ngờ này thực sự là một khó khăn và nguy hiểm đối với sức khỏe trước mắt và lâu dài của các em.

Theo Sức khỏe & Đời sống

*** (5) ***

Bộ phận sinh dục nam – Các vấn đề thường gặp

Dương vật là bộ phận nhạy cảm, hết sức quan trọng trên cơ thể nam giới. Chỉ một biểu hiện nhỏ bất thường của dương vật cũng có thể khiến các đấn mày râu  mất ăn mất ngủ. Sau đây là một trong những bệnh thường gặp liên quan đến dương vật

Chng cương dương vt (Priapism)

Trên thế giới trong khi một số trường hợp thì bị bất lực nghĩa làm cho dương vật không vươn lên được thì ngược lại một số trường hợp thì dương vật bỗng dưng dựng đứng. Là một vấn đề về tình trạng sức khỏe bất thường,  tình trạng mà dương vật duy trì sự cương suốt một thời gian dài (hàng giờ hoặc có khi cả ngày) mà không liên quan gì đến ham muốn tình dục. Nó sẽ gây đau nhức. Người ta cho rằng chứng cương dương vật phát triển do lệch lạc chức năng tuần hoàn hoặc thần kinh làm cản trở sự rút máu bình thường của dương vật.

Chứng cương dương vật có thể là một chứng nguy hiểm nếu nó kéo dài quá lâu vì sẽ làm tổn hại mô bên trong dương vật, đưa đến bất lực. Những trường hợp kéo dài và gây đau nhức nặng cần được điều trị ngay. Mục đích điều trị nhằm làm dương vật giảm cương càng nhanh càng tốt và giữ để không tái phát. Trong hầu hết trường hợp đều tiểu phẫu, phối hợp với thuốc, như thuốc an thần, giảm đau và thục rửa bằng dung dịch nước muối lạnh. Nếu phương pháp điều trị này không hiệu quả, cần rút máu trong thể hang của dương vật bằng kim hoặc phẫu thuật.

Bnh Peyronie (dương vt b cong)

Do nhiều nguyên nhân, ở một số nam giới bị chứng cong vẹo dương vật. Bệnh này nếu nhẹ thì không gây ảnh hưởng đến khả năng tình dục nhưng nếu nặng thì khi quan hệ sẽ gây ra khó khăn và gây đau đớn.

Tật bẻ dương và thủ dâm là nguyên nhân gây ra bệnh cong vẹo dương vật mà trong y khoa gọi là bệnh Peyronie. Bệnh là tình trạng dương vật phát triển bị cong vẹo, thấy rõ nhất là khi dương vật trong trạng thái cương lên và có thể đau.  Tình trạng cong la do các mảng mô sợi phát triển gây nên. Vỏ của dương vật gồm lớp da bao bọc bên ngoài rồi đến các lớp gân có sợi đàn hồi chia làm 2 lớp. Lớp ngoài đảm nhiệm tăng chiều dài và lớp trong đảm nhiệm việc tăng đường kính khi dương vật cương lên. khi 2 lớp này bị xơ và oxy hóa sẽ tạo thành những mảng mô sợi.  Bị bệnh này có thể gây đau khi dương vật cương cứng, có khi còn không giao hợp được. Người ta chưa biết rõ nguyên nhân, có điều bệnh thường thấy ở đàn ông tuổi trung niên.

Bệnh Peyronie là một bệnh nhẹ, ngoại trừ trường hợp gây khó hoặc không thể giao hợp được. Dấu hiệu chủ yếu thấy là dương vật bị cong từ từ hoặc vặn lại thành góc, lúc cương cứng bị đau, các mảng mô sợi dưới da dương vật dày lên. Bệnh phát triển chậm, qua nhiều tháng hoặc nhiều năm, có khi lại hết dần dần và biến mất cùng một cách như khi phát sinh, và hiếm khi trầm trọng. Ðiều khó là chưa có cách chữa. Tuy nhiên, bệnh th­ường hết mà không cần điều trị.

Trong hầu hết các trường hợp bệnh Peyronice thì khả năng tình dục không bị ảnh hưởng, trừ những trường hợp nặng thì ít nhiều sẽ gây cản trở, như đau lúc dương vật cương cứng, dương vật khó đưa vào âm đạo.

Nhng vết bm và t máu

Cũng như những bộ phận khác trên cơ thể, dương vật cũng có thể bị bầm và có khi còn bị gẫy ( mặc dù dương vật không có xương). Sự gẫy dương vật là bất thường xảy ra khi dương vật cương bị cong nhiều xé vách mô bên trong. Kết quả là gây chảy máu và tổn thương làm đau nhức bên trong. Có khi phải phẫu thuật điều trị.

Nếu dương vật bị chấn thương do va đập , sau khi quan hợp mạnh sẽ gây cho duong vật bị đau nhức, có các vết bầm đen trên dương vật cũng có thể có các cục máu trong tĩnh mạch ngay dưới da của dương vật tạo thành khối u cứng . Ðôi khi mạch máu có thể đóng cục dài vài centimét và cảm thấy như một sợi dây cứng dưới da. Tuy không nghiêm trọng nhưng có thể làm đau nhức và mật vài tuần mới khỏi.

Các khi u, mn và các bnh lây qua đường tình dc

Các khối u, mụn và các bệnh truyền qua đường tình dục. Có nhiều loại bướu, khối u, vết loét, và mụn có thể phát sinh trên dương vật. Hầu hết không trầm trọng. Bệnh đài tiễn và bệnh vảy cám hồng là những bệnh gây ngứa và da đóng vảy như­ng không lây và thường biến mất theo thời gian, không cần điều trị.

Những viêm nhiễm nấm như men và nấm da thường phát triển ở vùng háng và có thể ảnh hưởng đến dương vật, nhất là ở đàn ông chưa cắt bao da quy đầu. Nhiều loại bệnh truyền qua đường tình dục gây nên các triệu chứng tương tự. Vì ban nổi trên da bộ phận sinh dục có thể là triệu chứng nghiêm trọng của các bệnh truyền qua đường tình dục, cần được kiểm tra và điều trị.

Bnh l tiu đ thp (bnh hypospadias)

Hypospadias là một bệnh bẩm sinh mà dương vật bị cong quặp hẳn xuống dưới, lỗ tiểu chạy ra phía sau (có khi chạy xa quá nên bệnh nhân phải tiểu ngồi như phụ nữ) và phần da trên lưng dương vật dư lùng nhùng. Do bị cong quặp nên dương vật thường kém phát triển, có khi nhỏ xíu tưởng là bé gái.

Bệnh này nên mổ sớm lúc còn bé. Phẫu thuật tương đối phức tạp vì vừa phải kéo thẳng, vừa phải dùng da cuốn lại thành ống tiểu có 2 đầu, một đầu đính vào phía đầu dương vật, một đầu nối vào lỗ tiểu phía sau, để sau này bệnh nhân đi tiểu đứng được.

Ung thư dương vt

Ðây là dạng ung thư rất hiếm và hầu hết liên quan đến quy đầu và bao da quy đầu, nhất là ở đàn ông lớn tuổi. Tuy chưa biết rõ nguyên nhân, nhưng vấn đề vệ sinh kém và các viêm nhiễm mãn tính có thể là yếu tố góp phần vào.

Mặc dù ung thư dương vật phát triển chậm nhưng là một bệnh nghiêm trọng và có thể lan tỏa đến những phần khác của cơ thể, gây tử vong.

Triệu chứng chính của ung thư dương vật là đau rát, chảy máu hay mủ từ dương vật hoặc khi thấy khối u trên dương vật không mất đi. Khối u này có thể thấy trên da quy đầu. Cần sinh thiết để phát hiện bệnh.

Việc điều trị có thể bằng hóa trị nếu vết loét hay khối u còn nhỏ. Xạ trị cũng có thể làm khối u teo lại. Nhưng khi khối u đã lớn, lúc ấy phải phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị bằng tia lade để ngăn chặn sự lan tỏa. Sau phẫu thuật, đầu dương vật được đậy lại bằng vạt da thừa và tạo lỗ tiểu mới. Trong hầu hết trường hợp, ngư­ời bệnh vẫn đi tiểu bình thường, khả năng cương cứng, xuất tinh không bị ảnh hưởng; có điều, dương vật của họ sẽ ngắn hơn, sinh hoạt tình dục sẽ khó khăn hơn.

Một số trường hợp phải cắt bỏ toàn bộ dương vật, phải tạo lỗ tiểu môi ở háng. Nếu bệnh này lây lan tới hạch bạch huyết của háng hoặc bụng, sau phẫu thuật cần xạ trị.

Chng hp bao quy đu

Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể tuột khỏi quy đầu của dương vật khiến việc vệ sinh sẽ khó khăn, dễ dẫn đến các viêm nhiễm ảnh hưởng da bao quy đầu (tạo sẹo). Hẹp bao quy đầu còn gây ra tình trạng nghẹt da qui đầu, thư­ờng xảy ra khi bao da quy đầu sau khi kéo ngược ra sau nhưng rồi không lấy trở lại được. Cần lưu ý khi tuột da bao quy đầu ở trẻ, vì da bao quy đầu phải được tuột ra từ từ.

Chứng hẹp bao quy đầu thường không phải là vấn đề trầm trọng. Nếu không tuột được nó thì với thời gian nó dễ gây ra những viêm nhiễm, ảnh hưởng cả dương vật và cho sức khỏe chung. Chẳng hạn tình trạng nghẹt da bao quy đầu có thể cản trở sự tuần hoàn máu đến đầu dương vật.

Các triệu chứng hẹp bao quy đầu thường là tình trạng đỏ, s­ưng, sờ vào thấy đau.

Tất cả các trường hợp hẹp bao quy đầu đều cần phẫu thuật để cắt da bao quy đầu. Nếu chư­a cắt mà bị viêm, lúc ấy phải điều trị bằng kháng sinh.

Hẹp bao quy đầu làm cho đau khi dương vật cương cứng, có khi còn không cương được nghĩa là dương vật không thể dài và nở lớn được khiến khó hoặc không thể giao hợp. Chỉ bằng phẫu thuật mới giải quyết được vấn đề.

Benh.vn

Leave a comment